Hệ Thống Báo Động Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Thế Nào?

Hiện nay, vấn đề an ninh xã hội ngày càng trở nên phức tạp, nhiều cá nhân, tổ chức bắt đầu chú trọng đến việc bảo vệ tài sản cũng như an toàn tính mạng cho gia đình và doanh nghiệp của mình. Trong đó, hệ thống cảnh báo là giải pháp an ninh đáng tin cậy được nhiều người lựa chọn. Vậy cụ thể hệ thống báo động là gì và cách thức hoạt động của hệ thống này như thế nào? Hãy cùng SECOM tìm hiểu câu trả lời chi tiết ngay sau đây.

Hệ thống báo động là gì? Có mấy loại?

Hệ thống báo động là một thiết bị hỗ trợ, được lắp đặt tại nhiều địa điểm như nhà riêng, cơ quan, công ty,… Các bộ phận trong hệ thống này kết nối với nhau và truyền tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như có người lạ xuất hiện, nhiệt độ tăng cao hoặc có khói thoát ra,… còi báo hiệu sẽ kêu lên hoặc thông báo đến người dùng tùy từng thiết bị sử dụng.

Hiện nay, trên thị trường có hai loại hệ thống báo động thông minh được sử dụng phổ biến là hệ thống báo động chống trộm và hệ thống báo động chống cháy được lắp đặt tại văn phòng, công ty, cơ quan, chung cư, khách sạn,… Ngoài ra, còn có nhiều loại thiết bị báo động khác được lắp đặt tại các công xưởng, nhà máy, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng.

Hệ thống báo động là gì?

Hệ thống cảnh báo, báo động là thiết bị được lắp đặt nhằm để phát hiện những sự cố xảy ra bất thường

Cấu tạo của hệ thống báo động ra sao?

Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của hệ thống báo động, trước tiên hãy tìm hiểu cấu tạo chi tiết của hệ thống này. Hiện nay, hệ thống cảnh báo, báo động bao gồm ba bộ phận chính là bộ xử lý trung tâm, bộ phận cảm biến và bộ phận thực thi. Mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm một vai trò và chức năng riêng, tạo thành một hệ thống tuần hoàn khép kín. Cụ thể:

Bộ xử lý trung tâm

Bộ xử lý trung tâm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống cảnh báo, báo động, được ví như “bộ não” thông minh điều khiển mọi hoạt động. Bộ phận này chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin và và tín hiệu từ các thiết bị cảm biến, sau đó truyền đến người dùng thông qua các thiết bị hỗ trợ hoặc bộ phận thực thi.

Bộ phận cảm biến

Đây là bộ phận ghi lại các biến đổi từ môi trường theo các thiết lập được lập trình trước đó. Bộ phận này có chứa công tắc mở và đóng nên khi có bất kì biến đổi nào xảy ra đều được gửi tín hiệu về bộ xử lý trung tâm. Bộ phận cảm biến còn có một nút khẩn cấp cho phép người dùng kích hoạt báo động trong trường hợp cấp thiết hoặc nguy hiểm. Cuối cùng là một số loại cảm biến khác được lựa chọn tùy theo nhu cầu và mong muốn của người dùng.

Bộ phận thực thi

Đây là một phần của hệ thống báo động đóng vai trò thông báo cho người dùng thông qua còi hú, chuông báo động hoặc điện thoại di động nếu đã được kết nối trước đó. Bộ phận thực thi này sẽ nhận các tín hiệu điều khiển trực tiếp từ bộ xử lý trung tâm và có thể tắt, bật hoặc tăng cường độ thông qua điều khiển từ xa, mang đến sự linh hoạt.

Cấu tạo của hệ thống báo động

Hệ thống cảnh bảo được cấu thành từ 3 bộ phận

Hệ thống báo động có những loại cảm biến nào?

Hệ thống cảnh báo được trang bị nhiều loại cảm biến khác nhau để phát hiện các mối nguy hiểm và kẻ xâm nhập. Dưới đây là một số loại cảm biến báo động phổ biến:

  • Cảm biến báo động cửa và cửa sổ: Loại cảm biến này thường được gắn vào các cửa ra vào hoặc cửa sổ và được kích hoạt báo động khi cửa chưa được đóng.
  • Cảm biến báo động dò kính vỡ: Phát hiện âm thanh kính vỡ khi có sự tác động vào, ví dụ như có kẻ đột nhập hoặc vật thể va vào kính.
  • Cảm biến chuyển động: Khi có kẻ đột nhập mà các cảm biến khác chưa phát hiện, cảm biến chuyển động sẽ bắt được chuyển động bên trong hoặc bên ngoài ngôi nhà và kích hoạt báo động khi có sự di chuyển.

Ngoài ra, hệ thống báo động cũng có thể được trang bị thêm các loại cảm biến khác để phát hiện ra những mối đe dọa môi trường nguy hiểm như:

  • Cảm biến CO (khí carbon monoxide): Phát hiện khí CO độc hại được tạo ra từ các thiết bị đốt cháy như bếp gas,… và kích hoạt cảnh bảo để mọi người sơ tán ngay lập tức.
  • Cảm biến nhiệt độ: Có thể phát hiện các thay đổi nhiệt độ đột ngột, dự đoán sự cố như hỏa hoạn.
  • Đầu báo khói: Kết hợp với cảm biến báo động, phát hiện khói để cảnh báo sớm về nguy cơ hỏa hoạn.
Đầu báo khói

Đầu báo khói giúp cảnh báo phòng chống cháy nổ cho người dùng

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo động

Hệ thống này hoạt động dựa trên việc gửi tín hiệu đến trạm giám sát trung tâm khi các cảm biến phát hiện ra các hoạt động bất thường. Trung tâm của hệ thống là bảng điều khiển báo động nên tất cả các cảm biến sẽ “giao tiếp” thông qua bảng này.

Khi có báo động xảy ra, hệ thống sẽ gửi cảnh báo đến trạm giám sát trung tâm, phát ra âm thanh cảnh báo thông qua loa báo động cũng như đèn báo động. Sau đó, hệ thống sẽ gửi thông báo đến điện thoại của người dùng, giúp họ nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, các thiết bị thực thi báo động hiện đại còn có khả năng phun khói mù, khí gây mê để ngăn chặn kẻ đột nhập bất hợp pháp, tăng cường sự an toàn cho người dùng.