Hệ Thống Camera Giám Sát – Tư Vấn Thiết Kế, Lắp Đặt

Trong cuộc sống đô thị hiện đại, vấn đề an ninh luôn là sự ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình trên toàn thế giới. Với sự gia tăng “đột biến” của tình trạng trộm cắp và bạo lực, việc sở hữu một hệ thống camera giám sát sẽ giúp hạn chế những mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Vậy hệ thống camera giám sát là gì? Đâu là đơn vị tư vấn lắp camera gia đình và doanh nghiệp uy tín? Cùng SECOM tìm hiểu ngay qua bài viết chi tiết sau đây.

Tìm hiểu về hệ thống camera giám sát là gì?

Với khả năng giám sát liên tục 24/7, hệ thống camera giám sát được xem như “trợ thủ” đắc lực giúp bảo đảm an toàn – an ninh cho cá nhân và tổ chức. Để hiểu rõ hơn về những tính năng vượt trội của thiết bị này, hãy cùng SECOM khám phá chi tiết nội dung dưới đây.

Khái niệm về hệ thống camera giám sát

Ra đời tại Đức vào năm 1942, hệ thống thiết bị camera giám sát được biết đến với tên gọi tiếng Anh là Closed-Circuit Television (CCTV), có nghĩa là “hệ thống truyền hình mạch đóng”. Cụ thể, hệ thống này sẽ ghi lại các hình ảnh/video, xử lý dữ liệu, và truyền tải chúng đến màn hình theo dõi để người dùng có thể nắm bắt các hoạt động đang diễn ra trong khu vực được giám sát.

Hiện nay, các hệ thống CCTV thường được sử dụng trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhà máy, nhà riêng và các khu vực công cộng để tăng cường công tác an ninh.

Khái niệm về hệ thống camera giám sát

Hệ thống camera giám sát (CCTV) là công cụ đắc lực giúp bảo đảm an toàn – an ninh

Vai trò của hệ thống camera giám sát CCTV là gì?

Với khả năng giám sát toàn diện và lưu trữ hiệu quả, việc lắp đặt hệ thống các thiết bị camera mang lại nhiều lợi ích và vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh như:

  • Tăng cường an ninh cho khu vực: Camera thường được sử dụng để giám sát và ghi lại hoạt động của cá nhân và phương tiện trong các khu vực như nhà ở, cơ sở công nghiệp, cửa hàng, văn phòng, trường học, bệnh viện để đảm bảo an toàn và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến tội phạm trên địa bàn.
  • Giám sát giao thông: Không chỉ phục vụ cho công tác an ninh, hệ thống camera giám sát giao thông còn được lắp đặt rộng rãi để giám sát trực tuyến, quan sát tình hình giao thông như: phát hiện cá nhân vi phạm, quản lý lưu lượng xe cộ và cải thiện an toàn mạng lưới giao thông.
  • Quản lý cơ sở hạ tầng: Trong các cơ sở công nghiệp và cơ sở hạ tầng quy mô lớn, dịch vụ lắp đặt camera an ninh được nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng để giám sát quy trình sản xuất và quản lý thiết bị.
  • Phân tích dữ liệu: Không chỉ có chức năng lưu trữ đơn thuần, dữ liệu được thu thập từ hệ thống camera an ninh còn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực phân tích và nghiên cứu như: phân tích hành vi con người, phân tích tâm lý học tội phạm, dự báo xu hướng,…
Hình ảnh thực tế của camera giám sát khi hoạt động

Hình ảnh từ chiếc camera đang thu thập dữ liệu tại Trung Quốc

Ưu điểm và hạn chế của camera giám sát an ninh

Ưu điểm

  • Phát hiện tội phạm nhanh chóng: Với hệ thống cảm biến chuyển động nhanh nhạy, camera giám sát có khả năng ghi lại hình ảnh và phát hiện những chuyển động đáng ngờ, giúp người quản lý hạn chế được những rủi ro về đột nhập hoặc trộm cắp tài sản.
  • Giám sát tình hình chung: Với khả năng “quan sát” bao quát, camera an ninh có thể theo dõi tất cả hoạt động tại nhiều khu vực khác nhau như: nhà ở, doanh nghiệp, trường học,…
  • Lưu trữ bằng chứng: Không chỉ ghi lại hình ảnh, camera giám sát còn cung cấp chức năng lưu trữ dữ liệu, tạo ra các hồ sơ và bằng chứng hữu ích cho việc điều tra và xử lý các hành vi sai phạm.

Nhược điểm

  • Xâm phạm quyền riêng tư: Sử dụng camera sai mục đích có thể dẫn đến việc xâm phạm không gian cá nhân, khiến họ cảm thấy không thoải mái và bị kiểm soát quá mức.
  • Chi phí cao: Camera giám sát cao cấp thường đi kèm với chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cao, đặc biệt là khi triển khai trong môi trường doanh nghiệp quy mô lớn.
  • Dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết: Các camera được lắp đặt ở ngoài trời thường xuyên phải tiếp xúc với thời tiết mưa gió, gây ra hao mòn và giảm hiệu suất hoạt động trong thời gian dài.

Nguyên lý hoạt động của camera giám sát

Camera giám sát có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Đầu tiên, ống kính camera sẽ thu lại hình ảnh và âm thanh từ môi trường xung quanh thông qua các cảm biến hình ảnh và micro, sau đó chuyển dữ liệu này qua các bước xử lý nội bộ.

Ở bước xử lý, dữ liệu được truyền tải đến một thiết bị ghi, được gọi là đầu ghi hình (DVR hoặc NVR). Điều này cho phép người dùng xem trực tiếp hình ảnh, phát lại video đã ghi, hoặc truy cập từ xa thông qua các thiết bị di động hoặc máy tính.

Thông qua quá trình này, hệ thống camera giám sát không chỉ cung cấp chức năng theo dõi mà còn cho phép lưu trữ dữ liệu để xem lại trong tương lai, từ đó nâng cao mức độ an toàn và an ninh của khu vực được giám sát.

Nguyên lý hoạt động của camera giám sát

Nguyên lý hoạt động của hệ thống camera an ninh hiện nay

Hệ thống camera giám sát an ninh bao gồm những gì?

Nếu người dùng quyết định lắp đặt hệ thống các thiết bị camera chuyên dụng thì việc tìm hiểu chi tiết về các thành phần trong hệ thống là bước cực kỳ quan trọng. Theo đó, các thành phần cần thiết cho một hệ thống camera gia đình và camera an ninh doanh nghiệp sẽ bao gồm đầy đủ các thiết bị sau:

Đầu ghi hình camera

Đây là bộ phận quan trọng giữ vai trò tập hợp và xử lý hình ảnh từ các hệ thống camera quan sát, sau đó truyền tải dữ liệu đến các thiết bị như điện thoại, máy tính qua mạng Internet cho người dùng. Bên cạnh đó, đầu ghi còn hỗ trợ nhiều tính năng tiện ích như phân tích hình ảnh, nhận dạng chuyển động, cảnh báo khi phát hiện sự cố, và các cài đặt hẹn giờ khác.

Đầu ghi hình của camera giám sát

Đầu ghi hình camera

Ống kính camera (Mắt camera)

Ống kính camera, hay “mắt thần” là một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống camera an ninh dành cho hộ gia đình. Theo đó, chất lượng của camera sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hình ảnh, độ phân giải và sắc thái màu sắc của toàn bộ bức tranh quan sát mà bạn nhận được.

Ống mắt kính của Camera giám sát

Ống kính camera chất lượng sẽ mang lại hình ảnh sắc nét hơn

Ổ cứng hoặc NAS Server

Ổ cứng hoặc NAS (Network Attached Storage) Server là hai thiết bị được thiết kế đặc biệt để lưu trữ hình ảnh và video từ các đầu ghi hình. Cụ thể, dung lượng của ổ cứng hoặc NAS sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ghi hình có thể lưu trữ. Với dung lượng càng lớn, người dùng sẽ có khả năng lưu trữ hình ảnh và video trong thời gian dài hơn và có thể truy xuất dữ liệu từ nhiều ngày trước đó một cách dễ dàng.